Khoa học công nghệThị trường

Đẩy mạnh đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử

(HNTT) – Trước nhng din biến phc tp ca tình hình dch COVID-19, vi quyết tâm h tr doanh nghip, người sn xut, tnh Hòa Bình đã trin khai nhiu gii pháp nhm đưa các mt hàng nông sn lên các sàn thương mi đin t.

Cam Cao Phong trên sàn Voso.vn (nh chp màn hình)

Niên vụ 2021 – 2022, sản lượng cam Cao Phong dự kiến đạt gần 20 nghìn tấn. Từ lâu, thương hiệu cam Cao Phong đã được khẳng định trên thị trường, được đông đảo người tiêu dùng mua và sử dụng trong thời gian qua. Tuy nhiên, năm nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nên UBND huyện Cao Phong đã chủ động phối hợp Bưu điện tỉnh cùng xúc tiến tiêu thụ cam trên sàn thương mại điện tử Postmart của Vietnam Post. Đến nay, toàn huyện Cao Phong đang có gần 2.000 ha cam, trong đó, hơn 1.100 ha cam được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP. Mục tiêu của huyện là sẽ tiêu thụ khoảng 3.000 tấn cam trên sàn thương mại điện tử Postmart. Việc xúc tiến, hỗ trợ đưa cam Cao Phong lên sàn thương mại điện tử là hướng đi phù hợp trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Trước đó, cam Cao Phong cũng đã được đưa lên sàn thương mại điện tử Voso.vn.

Không chỉ riêng cam Cao Phong, thời gian qua đã có hàng chục mặt hàng nông sản của tỉnh Hòa Bình đã được hỗ trợ đưa lên các sàn thương mại điện tử. Thực tế cho thấy, việc đưa nông sản nói chung lên các sàn thương mại điện tử đang là một trong những giải pháp mới để hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm. Tính chung trên địa bàn toàn tỉnh Hòa Bình, đến nay đã có 36 nhà cung cấp được tạo tài khoản bán hàng trên các sàn thương mại điện tử; có 59 sản phẩm được viết bài, đăng tải trên các sàn thương mại điện tử. Điển hình là các sản phẩm như: Cam Cao Phong; Rau su su, bưởi đỏ, bưởi da xanh (Tân Lạc); dầu Lạc (Yên Thủy); trứng gà, na (Lạc Thủy); hạt dổi Chí Đạo (Lạc Sơn), nhãn Sơn Thủy (Kim Bôi)…

Nông dân th trn Cao Phong, huyn Cao Phong (Hòa Bình) thu hoch cam. (nh: HD) 

Để việc tham gia các sàn thương mại điện tử mang lại hiệu quả thực sự, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp cùng các cơ quan chức năng và đại diện các sàn thương mại điện tử trực tiếp hướng dẫn các hộ sản xuất những quy định về hàng hóa theo cam kết, bảo đảm nông sản an toàn chất lượng khi đến tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các hộ sản xuất cũng được hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo kỹnăng số, kỹ năng tham gia hoạt động trên môi trường số; hướng dẫn đăng ký tài khoản để đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, tài khoản thanh toán trực tuyến phục vụ giao dịch trên sàn thương mại điện tử … Anh Quách Văn Đức ở Tiểu khu 6, thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong cho biết: “Thời gian đầu làm quen với việc đưa hàng lên sàn thương mại điện tử cũng thấy hơi bỡ ngỡ vì mình chưa có kinh nghiệm. Giờ thì mình và mọi người cũng quen rồi. Ưu điểm lớn nhất là cách thức tiêu thụ này rất phù hợp với điều kiện dịch bệnh. Mọi người cùng bảo nhau thực hiện đúng cam kết để người tiêu dùng tin tưởng và nông sản được tiêu thụ trên sàn ngày càng nhiều hơn”.

Được biết, để người sản xuất thích ứng với việc tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện dịch bệnh, nhiều hộ nông dân ở Hòa Bình còn được hướng dẫn những kỹ năng quảng bá sản phẩm, giới thiệu và bán hàng qua các kênh mạng xã hội, nền tảng livestream. Qua đó, giúp bà con có thể chủ động hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mở thêm đầu ra mới bền vững cho các mặt hàng nông sản. Nhiều cơ quan chức năng cũng đẩy mạnh hỗ trợ nông dân tiêu thụ sản phẩm thông qua các hình thức quảng bá, xúc tiến thương mại và hỗtrợ cung cấp thông tin, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất, kinh doanh như: Thông tin thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản, thông tin thời tiết, mùa vụ, giá giống và phân bón…

Theo các chuyên gia, so với các phương thức tiêu thụ truyền thống, kênh bán hàng trực tuyến thông qua các các sàn thương mại điện tử không những mở thêm cơ hội mới, giúp các hộ nông dân có thể giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng trên khắp các miền đất nước; mà còn hỗ trợ tiêu thụ hàng nông sản thuận lợi hơn, tránh bị thương lái ép giá trong giai đoạn dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp… Tuy nhiên, việc đẩy mạnh đưa nông sản lên các sàn thương mại điện tử hiện nay cũng gặp không ít khó khăn. Vì đây là phương thức tiêu thụ khá mới mẻ với bà con nông dân, nhất là đồng bào ở các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Do vậy, để việc bán online qua các sàn thương mại điện tử tiếp tục mang lại hiệu quả, thời gian tới, cơ quan chức năng của tỉnh Hòa Bình sẽ đẩy mạnh hơn nữa công tác bồi dưỡng, tập huấn, hướng dẫn các hộ sản xuất những kỹ năng cần thiết để đưa hàng nông sản lên các sàn thương mại điện tử. Đồng thời, nâng cao ý thức của người nông dân trong sản xuất nông sản an toàn, bảo đảm các quy định chất lượng đã cam kết với các sàn thương mại điện tử. Cùng với đó, cần tiếp tục kết nối, tăng số lượng các sàn thương mại điện tử để mởrộng thị trường tiêu thụ các mặt hàng nông sản. Trước mắt, tăng cường đưa hàng nông sản lên các sàn thương mại điện tử như: Postmart.vn; Voso.vn; Sendo.vn…

Sàn thương mại điện tử với phương thức tiêu thụ trực tuyến đang được kỳ vọng sẽ là hướng đi hiệu quả, giúp nâng cao giá trị sản xuất cho các mặt hàng nông sản của tỉnh Hòa Bình nói riêng và nông dân cả nước nói chung./.

Theo Nguyn Th Hoàn/dangcongsan.vn

Bài viết liên quan

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button