Covid-19: “Động lực” thúc đẩy nhiều doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi số.
(HNTT) – Nhiều doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã áp dụng chuyn đổi số cho doanh nghiệp, từ đó lĩnh vực thương mại nước ta có sự thay đổi một cách đáng kể.
Sự bùng nổ của các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam
Theo số liệu Nghiên cứu về thái độ thanh toán của người tiêu dùng do Công ty công nghệ thanh toán điện tử Visa vừa công bốcho thấy, các hình thức bán lẻ và tiêu dùng có sự thay đổi lớn.
Theo Visa, chỉ trong vòng vài tháng trở lại đây, việc thanh toán và mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử tăng vọt. Nguyên nhân là do tình hình dịch bệnh khiến người dân không thể đến tận cửa hàng để mua hàng.
Sự chuyển đổi này tạo ra lợi thế cho dịch vụ giao hàng tận nhà khi có đến 87% số người tiêu dùng Việt được khảo sát hiện đang sử dụng dịch vụ này và 82% trải nghiệm dịch vụ lần đầu tiên từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Theo đó, trong số 10 đơn hàng thì có đến gần 6 đơn hàng được giao đến nhà, tăng gấp 20 lần so với thời điểm trước đại dịch.
Đại đa số (77%) người tiêu dùng Việt Nam hiện đã biết đến hoạt động mua sắm trên mạng xã hội. Tính đến thời điểm hiện tại, mức độ nhận biết và đón nhận loại hình thương mại này được ghi nhận đông đảo nhất ở nhóm người tiêu dùng trong độ tuổi 18-23.
Các nhà bán lẻ hiện nay đang quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ của mình đến người tiêu dùng thông qua mạng xã hội; nền tảng truyền thông mạng xã hội là nơi lý tưởng để các thương hiệu và người bán thu hút lượng lớn khán giảthông qua sự cá nhân hóa. Họ không chỉ tìm được khách hàng tiềm năng nhờ quảng cáo nhắm vào đối tượng cụ thể, mà còn có thể tiếp cận khách hàng và mang đến những chương trình ưu đãi riêng phù hợp với nhu cầu từng cá nhân.
Sự thay đổi này cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang vô cùng linh hoạt để ứng phó với tình hình dịch bệnh, từ đó thay đổi thói quen mua sắm của người Việt. Dự kiến trong thời gian tới, các hình thức mua sắm và kinh doanh online sẽ vẫn là xu hướng chung của thị trường.
Theo Hữu Ước/Bestlife.net.vn